Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 28

Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép:

a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng ...............................

……………………………………………………………………………………….

b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì ................................................................................................................................

c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : "Mỗi người vì mọi người và ............................................................................................................."

Gợi ý:

   Đây là câu chuyện “ Chiếc đồng hồ” mà các em thường được nghe thầy, cô kể trong các tiết sinh hoạt chào cơ đầu tuần. Hãy dựa theo nội dung câu chuyện để điền ý vào chỗ trống cho phù hợp và vế câu khi điền phải có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.

docx 19 trang Mạnh Hưng 18/12/2023 4260
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 28

Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 28
; 
tuy . . . nhưng. . .; không những. . .. mà . . .
Ví dụ: Không những hương hoa hồng thơm ngát mà vẻ đẹp hoa hồng còn kiêu sa nữa.
 + Các vế nối với nhau bằng cặp từ hô ứng như: càng . . .càng . . .; chưa . . . đã. . .; mới . . .đã . . .; bao nhiêu . . .bấy nhiêu . . .
Ví dụ: Vụ mùa thu hoạch nhiều bao nhiêu, người nông dân vui sướng bấy nhiêu.
2- Bài : ÔN TẬP TIẾT 2 ( STV tập 2/ 100)
 Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng ...............................
.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì ................................................................................................................................
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : "Mỗi người vì mọi người và ............................................................................................................."
Gợi ý:
 Đây là câu chuyện “ Chiếc đồng hồ” mà các em thường được nghe thầy, cô kể trong các tiết sinh hoạt chào cơ đầu tuần. Hãy dựa theo nội dung câu chuyện để điền ý vào chỗ trống cho phù hợp và vế câu khi điền phải có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
ĐÁP ÁN CỦA BÀI ÔN TẬP TIẾT 2 
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muổn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động được.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
3- Bài: ÔN TẬP TIẾT 3 ( STV tập 2/ 101 )
 Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Tình quê hương
    Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất...oạn 1 và tìm câu trả lời.
b. HS đọc kĩ đoạn 2 xem tác giả nhắc và nhớ tới điều gì?
c. Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên. Các em cần đánh số, xác định bài văn có mấy đoạn; tìm xem câu ghép có trong 1 đoạn là đủ ( không cần tìm hết tất cả các câu ghép )
d. HS đọc thật kĩ cả hai đoạn để xác định từ lặp lại và từ thay thế ( xác định xem từ nào thay thế ).
ĐÁP ÁN ÔN TẬP TIẾT 3
a)  Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là "đăm đắm nhìn theo", "sức quyến rũ", "nhớ thương mãnh liệt, day dứt".
b)  Điều đã gắn bó tác giả với quê hương là: Những kỉ niệm tuổi thơ 
c)  Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.
d)  - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.
Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:
Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)
Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
4- Bài: ÔN TẬP TIẾT 4
Câu 1: Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần vừa qua.
.
Câu 2: Nêu dàn ý của một bài tập đọc nói trên. Nêu một chi tiết hoặc câu văn mà em thích và cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.
a. Dàn ý bài Tập đọc : 
.
.
Một chi tiết hoặc câu văn mà em thích là: .
.
Gợi ý:
Câu 1: HS đọc yêu cầu của bài rồi mở Mục lục sách tìm tên các bài đọc là văn miêu tả từ tuần 19 – 27.
Câu 2:
- HS chọn một bài tập đọc , phân tích bố cục của bài ( có mấy đoạn, ý chính từng đoạn ) rồi nêu dàn ý.
- Lựa chọn trong đó một câu văn mà HS thich rồi giải thích tại sao.
ĐÁP ÁN BÀI ÔN TẬP TIẾT 4
Câu 1: Có ba bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của học kì 2 là:
- Phong cảnh đền Hùng
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Tranh Làng Hồ.
Câu 2: Ví dụ bài “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”
* Dàn ý bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
-  Mở bài: Nguồn gốc hội thối cơm thi ở Đồng Vân (Mở bài trực tiếp).
-  Thân bài:
+ Hoạt động lấy lửa v... văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết.
...
Gợi ý:
 Xác định cụ già mà em tả là ai ( người thân trong gia đình hay là hàng xóm)
- Chỉ viết thành một đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
- Tập trung vào tả ngoại hình cụ già: vóc dáng, màu da, tóc, gương mặt, mắt,...
Đoạn văn mẫu tả ngoại hình một cụ già mà em biết. ( tham khảo chứ không chép vào)
        Ông Tám là hàng xóm lâu năm của gia đình em. Ông đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ. Đối với em ông Tám là người hàng xóm vừa gần gũi lại vừa đáng mến.
ÔN TẬP TIẾT 6
 Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ chấm để liên kết các câu trong những đoạn văn sau:
a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là "mùi người" sẽ bị gấu phát hiện................xem ra nó đang say bộng mật ong hơn là tôi.
 Theo Trần Thanh Địch
b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, .................rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.
 Theo Trần Nhật Thu
c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong............... đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển.. ............... còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi. .............sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt ................., tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của...

File đính kèm:

  • docxbai_day_tieng_viet_khoi_5_tuan_28.docx