Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 27

a.  Phần HS thực hiện:

  - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )

  - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 89)

(: )  - Làng Hồ: Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Tranh làng Hồ in trên giấy dó được nhiều người yêu thích

- Tranh tố nữ: tranh vẽ người con gái đẹp

- Nghệ sĩ tạo hình: Người chuyên vẽ tranh, tạc tượng,…

- Thuần phác: Chất phác, mộc mạc

- Tranh lợn ráy: tranh vẽ con lợn đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai sọ, dùng làm thức ăn cho lợn)

- Khoáy âm dương: Khoáy vẽ trên mình con lợn trong tranh, hình tròn, giữa có nét cong như chữ S chia hình tròn thành hai mảnh – một mảnh màu sáng (dương) và một mảng màu tối (âm)

- Lĩnh: Một thứ lụa đen bóng

- Màu trắng điệp: màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn nó với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành.

  - Chia bài đọc làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1:   Từ đầu . . . . tươi vui.

+ Đoạn 2:   Từ: Phải yêu mến . . . . gà mái mẹ.

+ Đoạn 3:    Phần còn lại

Bottom of Form

b. Phần tìm hiểu bài:

Câu 1: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. 

docx 25 trang Mạnh Hưng 18/12/2023 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 27

Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 27
ững chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.
 Theo NGUYỄN TUÂN
a. Phần HS thực hiện:
 - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )
 - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 89)
(: ) - Làng Hồ: Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Tranh làng Hồ in trên giấy dó được nhiều người yêu thích
- Tranh tố nữ: tranh vẽ người con gái đẹp
- Nghệ sĩ tạo hình: Người chuyên vẽ tranh, tạc tượng,
- Thuần phác: Chất phác, mộc mạc
- Tranh lợn ráy: tranh vẽ con lợn đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai sọ, dùng làm thức ăn cho lợn)
- Khoáy âm dương: Khoáy vẽ trên mình con lợn trong tranh, hình tròn, giữa có nét cong như chữ S chia hình tròn thành hai mảnh – một mảnh màu sáng (dương) và một mảng màu tối (âm)
- Lĩnh: Một thứ lụa đen bóng
- Màu trắng điệp: màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn nó với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành.
 - Chia bài đọc làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . . . . tươi vui.
+ Đoạn 2: Từ: Phải yêu mến . . . . gà mái mẹ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
Bottom of Form
b. Phần tìm hiểu bài:
Câu 1: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam. 
Câu 2: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? 
Câu 3: Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
Câu 4: Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ? 
c. Rút ra ý chính của bài đọc.
ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI TRONG BÀI TẬP ĐỌC “TRANH LÀNG HỒ”
 Phần tìm hiểu bài:
 Câu 1: Tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng...n tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc. 
2- Bài : ĐẤT NƯỚC ( STV tập 2/ 94, 95 )
TẬP ĐỌC
ĐẤT NƯỚC
Sáng mát trong như sáng năm xưa 
Gió thổi mùa thu hương cốm mới 
Tôi nhớ những ngày thu đã xa 
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. 
Mùa thu nay khác rồi 
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi 
Gió thổi rừng tre phấp phới 
Trời thu thay áo mới 
Trong biếc nói cười thiết tha! 
Trời xanh đây là của chúng ta 
Núi rừng đây là của chúng ta 
Những cánh đồng thơm mát 
Những ngả đường bát ngát 
Những dòng sông đỏ nặng phù sa 
Nước chúng ta 
Nước những người chưa bao giờ khuất 
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
 NGUYỄN ĐÌNH THI
Top of Form
a. Phần HS thực hiện:
 - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )
 - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 95 )
 (: ) - Đât nước là bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện cảm xúc của tác giả giữa mùa thu thắng lợi trên chiến khu Việt Bắc
 Hơi may: gió heo may
 Chưa bao giờ khuất: chưa bao giờ chịu khuất phục; cũng có thể hiểu là bất tử
 - Chia bài đọc làm 5 khổ thơ:
Khổ 1: 3 dòng đầu
Khổ 2: Sáng chớm lạnh . . . .lá rơi đầy.
Khổ 3: Mùa thu nay . . . . thiết tha
Khổ 4: Trời xanh đây. . . . phù sa.
Khổ 5: 4 dòng cuối
b. Phần tìm hiểu bài:
Câu 1: "Những ngày thu đã xa" được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó. 
Câu 2: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp thế nào?
Câu 3: Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối? 
c. Rút ra ý chính của bài đọc.
.......
.......
ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI TRONG BÀI TẬP ĐỌC “ĐẤT NƯỚC”
 Phần tìm hiểu bài:
 Câu 1: “Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn.
 - Đ...với truyền thống bất khuất của dân tộc. 
* MÔN LUYỆN TỪ CÂU
Bài: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI 
( STV tập 2/97 - 99 )
I. Nhận xét
1. Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì ?
Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
 Theo PHẠM HỔ
Gợi ý:
 Chú ý các từ in đậm có liên kết gì với cụm từ trong câu và giữa hai câu với nhau. Tức là nó nối với từ hay cụm từ gì ở trước và ở sau nó.
Trình bày: Từ in đậm Tác dụng
. ..
. ..
 ..
 ..
2. Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên.
Gợi ý: Em tìm xem ngoài từ nối vì vậy, ta còn có thể thay bằng những từ nào nữa để nồi các cụm từ hay các câu với nhau
Trình bày:
II- Ghi nhớ: 
 Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời, . . . 
III. Luyện tập
1. Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối.
Qua những mùa hoa
          Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. (1) Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường.(2) Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. (3)
           Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn.(4) Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.(5)
         Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc.(6) Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.(7)
         Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa tron

File đính kèm:

  • docxbai_day_tieng_viet_khoi_5_tuan_27.docx