Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 25
a. Phần HS thực hiện:
- Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )
- Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 69 )
Đền Hùng: đền thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Nam quốc sơn hà: ý trong bài chỉ Tổ quốc Việt Nam.
Bức hoành phi: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm cỡ lớn, thường treo ngang ở gian giữa nhà để thờ hoặc trang trí.
Ngã Ba Hạc: nơi sông Lô chảy vào sông Hồng.
Ngọc phả: sách ghi chép lai lịch, thân thế, sự nghiệp của những người được người đời kính trọng, tôn thờ.
Đất Tổ: chỉ khu vực đền Hùng hoặc chỉ chung tỉnh Phú Thọ, nơi các vua Hùng bắt đầu sự nghiệp dựng nước.
Chi : một nhánh trong dòng họ.
- Chia bài đọc làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . . . . chính giữa.
+ Đoạn 2: Từ: Lăng của các vua Hùng . . . . xanh mát.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
b. Phần tìm hiểu bài:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 25
Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. Theo ĐOÀN MINH TUẤN a. Phần HS thực hiện: - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm ) - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 69 ) Đền Hùng: đền thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nam quốc sơn hà: ý trong bài chỉ Tổ quốc Việt Nam. Bức hoành phi: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm cỡ lớn, thường treo ngang ở gian giữa nhà để thờ hoặc trang trí. Ngã Ba Hạc: nơi sông Lô chảy vào sông Hồng. Ngọc phả: sách ghi chép lai lịch, thân thế, sự nghiệp của những người được người đời kính trọng, tôn thờ. Đất Tổ: chỉ khu vực đền Hùng hoặc chỉ chung tỉnh Phú Thọ, nơi các vua Hùng bắt đầu sự nghiệp dựng nước. Chi : một nhánh trong dòng họ. - Chia bài đọc làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu . . . . chính giữa. + Đoạn 2: Từ: Lăng của các vua Hùng . . . . xanh mát. + Đoạn 3: Phần còn lại b. Phần tìm hiểu bài: Câu 1: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng? Câu 2: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? Câu 3: Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó? Câu 4: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.” c. Rút ra ý chính của bài đọc. ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI TRONG BÀI TẬP ĐỌC “PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG” Phần tìm hiểu bài: Câu 1: Những điều em biết về các vua Hùng là: Theo truyền thuyết, Lạc L...Hạ gợi nhớ truyền thuyết Sự tích trăm trứng. Câu 4: Em hiểu câu ca dao: “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.” như sau: Theo truyền thuyết, vua Hùng Vương thứ sáu đã “hóa thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10 tháng 3 âm lịch ( năm 1632 trước Công nguyên ). Từ đấy, người Việt đã lấy ngày mùng 10 tháng 3 làm ngày giỗ Tổ. Câu ca dao trên còn có nội dung khuyên răn, nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong chiến tranh cũng như trong hòa bình. c. Ý chính của bài đọc là: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 2- Bài : CỬA SÔNG ( STV tập 2/ 74 ) TẬP ĐỌC CỬA SÔNG (Trích) Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ. Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi. Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất muối hòa trong vị ngọt Thành vũng nước lợ nông sâu. Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp lóa đêm trăng. Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư. Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng nhớ một vùng núi non QUANG HUY a. Phần HS thực hiện: - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm ) - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 75 ) Cửa sông: nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác Bãi bồi: khoảng đất bồi ven sông, ven biển. Nước ngọt: nước không bị nhiễm mặn. Sóng bạc đầu: sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xóa. Nước lợ: Nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn thường có ở vùng cửa sông giáp biển. Tôm rảo: một loại tôm sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài. - Chia bài đọc làm 6 khổ thơ ( cứ 4 dòng là 1 khổ ... biển cả tìm về với đất liền; nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hòa lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ; nơi cá tôm tụ hội; những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng; nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất; nơi tiễn đưa người ra khơi. Câu 3: Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói về “ tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn là: + Những hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ: Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng nhớ một vùng núi non + Phép nhân hóa giúp tác giả nói được “ tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn. Ý chính của bài đọc là: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn. * MÔN LUYỆN TỪ CÂU 1- Bài: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ ( STV tập 2/ 71, 72 ) I. Nhận xét: 1. Trong câu in nghiêng dưới đây, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước ? Em gạch dưới từ đó (ở câu 2 ) Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. ĐOÀN MINH TUẤN Gợi ý: Đoạn văn có 2 câu. Em đọc kĩ hai câu để xác định xem từ nào ở câu 2 được lặp lại từ nằm ở câu 1. Sau đó, em gạch dưới từ lặp ở câu 2. 2. Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không ? .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Gợi ý: - Em thử xét xem các từ nhà, chùa, trường, lớp có phải là những từ cùng chỉ chung một sự vật với từ lặp lại mà em vừa xác định ở câu 1 và có ý nghĩa ăn khớp với nhau hay không bằng cách hãy đọc
File đính kèm:
- bai_day_tieng_viet_khoi_5_tuan_25.docx