Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 23
1- Bài : PHÂN XỬ TÀI TÌNH ( STV tập 2/ 46,47 )
a. Phần HS thực hiện:
- Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )
- Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 47 )
- Giải thích thêm các từ: công đường, khung cửi, niệm Phật
- Chia bài đọc làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu. . . Bà này lấy trộm.
+ Đoạn 2: Từ: Đòi người làm chứng . . .cúi đầu nhận tội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
b. Phần tìm hiểu bài:
+ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
+ Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
Câu 3: Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
Câu 4: Vì sao quan án dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng:
a. Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
b. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c. Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.
c. Rút ra ý chính của bài đọc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 23
nên sẽ lộ mặt. c. Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ. c. Rút ra ý chính của bài đọc. ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI TRONG BÀI TẬP ĐỌC “PHÂN XỬ TÀI TÌNH ” Phần tìm hiểu bài: Câu 1: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử. Câu 2: - Quan án đã dùng những biện pháp để tìm ra người lấy cắp tấm vải bằng nhiều cách khác nhau: + Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng. + Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ. + Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét lính trói người kia. - Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải để kiếm tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé và người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải. Câu 3: Cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa như sau: + Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc đã ngâm nước, vừa chạy đàn vừa niệm Phật. + Đánh đòn tâm lý bảo: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm. + Quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Câu 4: Quan án dùng cách trên vì: b. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt. c. Ý chính của bài đọc là: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. Từ khó giải thích thêm: Công đường: nơi làm việc của quan lại Khung cửi: công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ. Niệm Phật: đọc kinh lầm rầm để khấn Phật. 2- Bài : CHÚ ĐI TUẦN ( STV tập 2/ 51,52 ) a. Phần HS thực hiện: - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm ) - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 52 ) - Chia bài đọc làm 4 khổ: + Khổ 1: Từ đầu. . . xuống đường...chính của bài đọc là: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lại tươi đẹp của các cháu. * MÔN LUYỆN TỪ CÂU Bài: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ ( STV tập 2/ 54, 55 ) HS làm các bài tập ở phần Luyện tập: 1- Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong mẫu chuyện vui sau: Người lái xe đãng trí Một người đàn ông hốt hoảng gọi điện tới đồn công an: - A lô! Xin các anh đến giúp tôi ngay! Tôi đã khóa cửa xe cẩn thận nhưng bọn trộm vẫn đột nhập vào xe của tôi. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Thât không thể tưởng tượng nổi! Lát sau, khi hai cảnh sát vừa được phái đi trực ban của đồn lại nhận được một cú điện thoại: - Xin lỗi vì đã làm phiền các anh. Hóa ra tôi ngồi nhầm vào hảng ghế sau. Hướng dẫn: - Đọc kĩ câu chuyện rồi xác định đoạn văn trong câu chuyện có mấy câu. - Câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong câu chuyện là câu thứ mấy. - Phân tích cấu tạo của câu ghép vừa tìm theo mẫu sau: ( gạch dưới QHT ) Câu ghép Vế 1 Vế 2 Chủ ngữ Vị ngữ Chủ ngữ Vị ngữ 2- Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống: a. Tiếng cười .đem lại niềm vui cho mọi người .nó còn là một liều thuốc trường sinh. b..hoa sen đẹp. nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam. c. Ngày nay, trên đất nước ta, .công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninhmỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình. ĐÁP ÁN MÔN LUYỆN TỪ CÂU Bài: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 1- Câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong mẫu chuyện vui là: Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. - Phân tích cấu tạo của câu ghép vừa tìm: Câu ghép Vế 1 Vế 2 Chủ ngữ Vị ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp QHT tay lái mà chúng QHT còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. 2- a. Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là một liều t...hinh, Pù mo, pù xai hội tụ Chắn lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh Hướng dẫn: + Tìm tên riêng có trong bài ( gạch dưới ) + Xác định tên riêng nào viết đúng, tên riêng nào viết sai. + Tên riêng viết đúng là:.......................................................................... + Tên riêng viết sai là:. + Sửa lại cho đúng: ĐÁP ÁN BÀI TẬP MÔN CHÍNH TẢ Câu 1: a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu b. Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn c. Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý .mưu sát Mắc-na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi. Câu 2: - Tìm tên riêng có trong bài ( gạch dưới ) Cửa gió Tùng Chinh Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn Gió vù vù quất ngang cành bứa Trông xa xa nhập nhòe ánh lửa Vật vờ đầu súng sương sa. Cửa gió này người xưa gọi Ngã ba Cắt con suối hai chiều dâng lũ Nơi gió Tùng Chinh, Pù mo, pù xai hội tụ Chắn lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh + Tên riêng viết đúng: Tùng Chinh + Tên riêng viết sai: Hai ngàn, Ngã ba, Pù mo, pù xai +Viết lại cho đúng: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai
File đính kèm:
- bai_day_tieng_viet_khoi_5_tuan_23.docx