Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020
I/ Kiến thức trọng tâm:
1/ Hs đọc lại nhận xét 1 (sgk trang 7) so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a và đoạn văn b xem chúng giống nhau hay khác nhau?
a/ xây dựng – kiến thiết
b/ vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm
Kết luận: Nghĩa của các từ này giống nhau (vì cùng chỉ một hoạt động, cùng chỉ một màu). Những từ có nghĩa với nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
2/ Hs đọc lại nhận xét 2 (sgk trang 8) Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau?Vì sao?
Kết luận: + Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn.
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.
- Ghi nhớ: sgk trang 8 (HS đọc kĩ để ghi nhớ)
II/ Luyện tập:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020
g đoạn văn của bài tập 1 trang 8(sgk tập1) thành từng nhóm đồng nghĩa. Nhóm 1: Nhóm 2: Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: đẹp to lớn học tập Bài 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vửa tìm được ở bài tập 2. B. Từ trái nghĩa I/Kiến thức trọng tâm: 1/ Hs đọc lại nhận xét 1 (sgk trang 38) so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn. Phi nghĩa Chính nghĩa Kết luận: Phi nghi: là trái với đạo lí; Chính nghĩa: là đúng với đại lí. Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nhĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa. 2/ Hs đọc lại nhận xét 2 (sgk trang 38),tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ sau: Chết vinh hơn sống nhục. Kết luận: + Sống / chết + vinh / nhục (vinh: được kính trọng; nhục: bị khinh bỉ) 3/ Hs đọc lại nhận xét 3 (sgk trang 39), cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta? Kết luận: Cách dùng các từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam – thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ. Ghi nhớ: sgk trang 39(HS đọc kĩ để ghi nhớ) II/ Luyện tập: Bài 1: Gạch dưới từng cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây: a/ Gạn đục khơi trong. b/ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. c/ Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần. Bài 2: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau: a/ Hẹp nhà bụng. b/ Xấu người nết. c/ Trên kính nhường. Thứ ba, ngày 24 tháng 3 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP: TỪ ĐỒNG ÂM -TỪ NHIỀU NGHĨA A. Từ đồng âm I/ Kiến thức cơ bản: 1/ Hs đọc lại nhận xét 1 (sgk trang 51) a/ Ông ngồi câu cá. b/ Đoạn văn này có 5 câu. 2/ Hs đọc lại nhận xét 2 (sgk trang 51) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1? Bắt cá, tôm,bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây. Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn ... Bộ phận nhô lên giữa mặt người hoặc động vật có xương sông dùng để thở và ngửi. Tai: Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe. Kết luận: Các nghĩa mà chúng ta vừa xác định cho các từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ. 2/ Hs đọc lại nhận xét 2 (sgk trang 67), nghĩa của từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1? Răng của chiếc cào Làm sao mọc được? Mũi thuyền rẽ nước Thì ngửi cái gì? Cái ấm không nghe Sao tai mọc được?... Kết luận: + Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật. + Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được. + Tai của cái ấm không dùng để nghe được. Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai(BT1). Ta gọi đó là nghĩa chyển. 3/ Hs đọc lại nhận xét 3 (sgk trang 67), nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài 1và bài 2 có gì giống nhau? + Vì sao răng cào không dùng để nhai vẫn được gọi là răng? + Vì sao mũi thuyền không dùng để ngửi vẫn gọi là mũi? + Cái tai ấm không dùng để nghe vẫn gọi là tai? Kết luận: Nghĩa của từ răng ở bài 1 và bài 2 giống nhau ở chỗ: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp xếp đều nhau thành hàng. Nghĩa của từ mũi ở bài 1 và bài 2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước. Nghĩa của từ tai ở bài 1 và bài 2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai. Lưu ý: HS thường nhầm lẫn từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: Cách phân biệt như sau: + Từ đồng âm: Các từ đồng âm khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: treo cờ - chơi cờ tướng + Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ - vừa khác vừa giống nhau.Nhờ biết tạo ra những từ nhiều nghĩa từ một nghĩa gốc, Tiếng Việt trở nên hết sức phong phú. Ví dụ: Chân em bi đau. =>từchân trong câu này là nghĩa gốc Mặt trời đang nhô lên từ phía chân núi. =>từ chân trong câu này là nghĩa chuyển Lòng em vẫn vững như kiềng ba chân. =>từ chân trong câu nà...danh dự 2/ Nối nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B A B Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhân cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Nghĩa vụ công dân Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước. Quyền công dân Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác. Ý thức công dân 3/ Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân. Gợi ý: Là một HS Tiểu học đồng thời là công dân của một nước,nghĩa vụ bản thân emcần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc? Bài làm Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (Giảm tải: Không dạy phần Nhận xét, không dạy phần Ghi nhớ. Chỉ làm bài tập 3, 4 ở phần Luyện tập) Bài 3 (trang 34 – SGK Tiếng Việt 2): Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống. Giải thích vì sao em chọn quan hệ từ ấy. (tại, nhờ) a/ . thời tiết thuận nên lúa tố. b/ .thời tiết không thuận nên lúa xấu. Bài 4: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả: a/ Vì bạn Dũng không thuộc bài . b/ Do nó chủ quan c/ nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập. Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2020 CHÍNH TẢ TRÍ DŨNG SONG TOÀN 1/ Nghe – viết: Trí dũng song toàn (từ Thấy sứ thần Việt Nam.đến hết. (trang 25, 26 SGK Tiếng Việt – tập 2) 2/ Tìm và viết các từ: a/ Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặcgi có nghĩa như sau: Giữ lại để dùng về sau. Biết rõ, thành thạo. Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao. b/ Chứa tiếng thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau: - Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: Đồng nghĩa với giữ gìn:
File đính kèm:
- bai_day_tieng_viet_khoi_5_tuan_21_nam_hoc_2019_2020.docx