Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 21

1-  Bài :  TRÍ DŨNG SONG TOÀN  ( STV tập 2/ 25, 26 )

a.  Phần HS thực hiện:

  - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )

  - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 26 )

  - Giải thích thêm các từ:   tiếp kiến, hạ chỉ, cống nạp

  - Chia bài đọc làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1:  Từ đầu. . . hỏi cho ra lẽ.

+ Đoạn 2:  Từ:  Thám hoa vừa khóc . . . đền mạng Liễu Thăng.

+ Đoạn 3:  Từ:   Lần khác . . . . ám hại ông.

+ Đoạn 4:  Phần còn lại

b. Phần tìm hiểu bài:

+ Đọc đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi:

Câu 1:  Sứ thần Giang Văn Minh làm thế nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?

+ Đọc đoạn 3 và 4 trả lời câu hỏi: 

Câu 2:  Nhắc lại nội dung việc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh ?

Câu 3:  Vì sao vua Minh sai người ám hại Giang Văn Minh?

Câu 4:  Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

c. Rút ra ý chính của bài đọc.

 

docx 13 trang Mạnh Hưng 18/12/2023 5120
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 21

Bài dạy Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 21
ần tìm hiểu bài:
 Câu 1: Để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng, Sứ thần Giang Văn Minh vờ khóc than là không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời .
 Khi vua Minh phán không ai giỗ người đã chết 5 đời thì Giang Văn Minh tâu rằng “ vậy tướng Liễu Thăng tử trận mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua bắt nước tôi mang lễ vật sang cúng giỗ” làm vua Minh phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
Câu 2: Nội dung việc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh nằm trong đoạn từ “ Lần khác . . . . máu còn loang”
 Câu 3: Vua Minh sai người ám hại Giang Văn Minh vì:
 - Mắc mưu Giang Văn Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
 - Giang Văn Minh không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều mà còn lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.
Câu 4: Có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì:
 - Đã dùng mưu để vua Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
 - Dùng trí đối đáp với đại thần nhà Minh để giữ thể diện, danh dự cho đất nước.
 - Dũng cảm, không sợ chết, dám đối đầu với giặc.
c. Ý chính của bài đọc là:
 Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự đất nước khi đi sứ nước ngoài.
Từ khó giải thích thêm:
 Tiếp kiến: gặp mặt
 Hạ chỉ: ra lệnh
 Cống nạp: nộp
2- Bài : TIẾNG RAO ĐÊM ( STV tập 2/ 30, 31 )
a. Phần HS thực hiện:
 - Đọc toàn bài 2 lần ( lần 1 đọc thành tiếng, lần 2 đọc thầm )
 - Đọc phần chú giải từ khó (: ) ( Trang 31 )
 - Chia bài đọc làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu. . . não nuột.
+ Đoạn 2: Từ: Rồi một đêm . . . mịt mù.
+ Đoạn 3: Từ: Rồi từ trong nhà . . . . chân gỗ.
+ Đoạn 4: Phần còn lại
b. Phần tìm hiểu bài:
+ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
+ Đọc đoạn 2 và 3 trả lời câu hỏi: 
Câu 2: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
Câu 3: Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
+ Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
Câu 4: Câu chu...ững hoàn cảnh khó khăn thì cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
 Ý chính của bài đọc là:
 Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
* MÔN LUYỆN TỪ CÂU
 1- Bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN ( STV tập 2/ 28 )
 HS thực hiện 3 bài tập sau:
 Bài 1: Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa. Sau đó, giải thích nghĩa của từng từ.
 a. Ghép:
. . . . . . . . . . . . . . . . . nghĩa vụ . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . quyền . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . ý thức . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . bổn phận . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . trách nhiệm . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . gương mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . danh dự . . . . . . . . . . . . . . . . .
 b. Giải thích nghĩa từng từ:
Bài 2: Tìm và nối nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B:
 A B
Điều mà pháp luật hoặc xã hội 
công nhận cho người dân được Nghĩa vụ công dân
hưởng, được làm, được đòi hỏi
Sự hiểu biết về nghĩa vụ và 
quyền lợi của người dân đối Quyền công dân
với đất nước.
Điều mà pháp luật hay đạo đức
bắt buộc người dân phải làm đối Ý thức công dân
với đất nước, đối với người khác.
Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu hoặc đặt 3 câu có nội dung nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
ĐÁP ÁN MÔN LUYỆN TỪ CÂU BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
Bài 1: a. Ghép:
 nghĩa vụ công dân
 quyền công dân
 ý thức công dân
 bổn phận công dân
 trách nhiệm công dân
 công dân gương mẫu 
 công dân danh dự ( Hay: danh dự công dân )
b. Giải thích nghĩa từng từ:
+ Nghĩa vụ công dân: Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
+ Quyền công dân: Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người ... công dân
với đất nước, đối với người khác.
Bài 3: HS khá có thể chọn cách viết đoạn văn khoảng 5 câu; HS hơi chậm có thể chọn cách viết thành 3 câu có nội dung nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
+ Đoạn văn mẫu: Tổ quốc Việt Nam là quê hương yêu dấu của ta. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ khi tổ quốc cần. Nhiệm vụ thiết thực nhất của học sinh chúng ta ngay bây giờ là cố gắng học tập thật tốt. Sau này lớn lên, ta sẽ đem sức lực và tài năng của mình phụng sự đất nước. Hãy xứng đáng là người công dân tốt của nước nhà.
+ 3 câu mẫu:
Câu 1: Học sinh chúng em quyết tâm học tốt để lớn lên phục vụ tổ quốc.
Câu 2: Chúng ta cần đem hết sức tài năng cống hiến cho nước nhà.
Câu 3: Khi tổ quốc cần, mọi người dân sẳn sàng hy sinh và bảo vệ.
2- Bài : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ ( STV tập 2/33, 34 )
 HS thực hiện 2 bài tập sau:
 Bài 1: Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống. Giải thích vì sao em chọn quan hệ từ ấy.
 a- .. thời tiết thuận nên lúa tốt.
 b- .. thời tiết không thuận nên lúa xấu.
 ( tại, nhờ )
Giải thích:
.
 Bài 2: Thêm vào chỗ trông một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả:
 a- Vì bạn Dũng không thuộc bài
.
 b- Do nó chủ quan .
.
c- .. nên Bích Vân đã có
nhiều tiến bộ trong học tập.
ĐÁP ÁN BÀI LUYỆN TỪ CÂU:
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
Bài 1:
 a- Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
 b- Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Giải thích:
Câu a: Chọn từ nhờ vì đúng với nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt 
Câu b: Chọn từ tại vì đúng với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu.
Bài 2: HS có thể chọn vế nào vừa phù hợp về nghĩa, vừa đúng ngữ pháp là cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân- kết quả đều đúng
Ví dụ:
a. Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy không làm được bài kiểm tra.
b- Do nó chủ quan nên nó thất bại trong kì kiểm tra cuối kì.
c- Vì Bích Vân kiên trì rèn luyện nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
* MÔN TẬP LÀM VĂN
Bài: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
( Sách

File đính kèm:

  • docxbai_day_tieng_viet_khoi_5_tuan_21.docx