Bài dạy Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 24

Quý phụ huynh cho bé đọc thầm từng đoạn 1, 2 ,3,4  và trả lời các câu hỏi cuối trang 50  
Câu 1 : Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? 
Bé sẽ đọc đoạn 1, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi . sau khi 
gạch xong , bé trả lời trực tiếp cho quý phụ huynh. Ví dụ : Vua Minh Mạng cho xa giá ra Hồ Tây  ngắm cảnh.

Câu 2 : Cao Bá Quát có mong muốn gì ?  
Bé sẽ đọc đoạn 2, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi. Sau khi 
gạch xong, bé trả lời. 

Ví dụ:  Cao Bá Quát có mong muốn nhìn rõ mặt vua .  
Phụ huynh có thể giải thích thêm cho bé : Ngày xưa, thời phong kiến người dân không được phép nhìn mặt vua. Nếu ai không tuân theo sẽ bị xử tội rất nặng. 
Câu 3 : Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?  
Bé sẽ đọc đoạn 2, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi. Sau khi 
gạch xong, bé trả lời. 

Ví dụ:   Cao Bá Quát đã cởi hết quần áo nhảy xuống hồ tắm và gây náo loạn nhằm thu hút sự chú ý của 
mọi người vì vậy Cao Bá Quát được quân bắt trói và dẫn vào gặp nhà vua. 

pdf 9 trang Mạnh Hưng 19/12/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 24

Bài dạy Tiếng Việt Khối 3 - Tuần 24
bài . 
 TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA TỪ NGỮ TRONG BÀI 
- Cho HS đọc phần chú thích từ mới trong SGK : Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, 
đối, tức cảnh, chỉnh. Có thể yêu cầu bé học thuộc lòng những từ ngữ này để tăng vốn từ cho bé 
hơn nữa. 
Ngoài ra trong văn bản, bé không hiểu từ nào, quý phụ huynh có thể giải thích thêm cho bé rồi 
cho bé tập đặt câu với các từ ngữ đó để bé nhớ lâu hơn từ ngữ vừa học. 
Bƣớc 2 : TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA BÀI TẬP ĐỌC 
Quý phụ huynh cho bé đọc thầm từng đoạn 1, 2 ,3,4 và trả lời các câu hỏi cuối trang 50 
Câu 1 : Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? 
Bé sẽ đọc đoạn 1, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi . sau khi 
gạch xong , bé trả lời trực tiếp cho quý phụ huynh. Ví dụ : 
Vua Minh Mạng cho xa giá ra Hồ Tây ngắm cảnh. 
Câu 2 : Cao Bá Quát có mong muốn gì ? 
Bé sẽ đọc đoạn 2, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi. Sau khi 
gạch xong, bé trả lời. Ví dụ: 
Cao Bá Quát có mong muốn nhìn rõ mặt vua . 
Phụ huynh có thể giải thích thêm cho bé : Ngày xưa, thời phong kiến người dân không được 
phép nhìn mặt vua. Nếu ai không tuân theo sẽ bị xử tội rất nặng. 
Câu 3 : Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ? 
Bé sẽ đọc đoạn 2, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi. Sau khi 
gạch xong, bé trả lời. Ví dụ: 
 Cao Bá Quát đã cởi hết quần áo nhảy xuống hồ tắm và gây náo loạn nhằm thu hút sự chú ý của 
mọi người vì vậy Cao Bá Quát được quân bắt trói và dẫn vào gặp nhà vua. 
Câu 4 :Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? 
Bé sẽ đọc đoạn 3, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi. Sau khi 
gạch xong, bé trả lời trực tiếp cho quý phụ huynh. Ví dụ: 
Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha tội cho. 
Phụ huynh có thể giải thích thêm cho bé : Ngày xưa, thời phong kiến người dân nghèo và người 
phụ nữ không được đi học. Những người đi học phải là nam và khi đi học phải học thật g...hấp còn trời ở trên cao. 
Cá là động vật bậc thấp còn người là động vật bậc cao. 
Đớp là hoạt động ăn của con vật nhưng trói là hoạt động của người có sự cố ý. 
Trong leo lẻo gợi sự thoải mái khi ngắm nhìn còn nắng chang chang diễn tả 
trạng thái bực dọc, khó chịu. 
Người ( ám chỉ nhà vua là người lớn, có quyền uy ) trói người ( chỉ cậu bé còn 
nhỏ, trong sáng hồn nhiên ) Ý muốn phản dối rằng vua ỷ mạnh ăn hiếp kẻ 
yếu. Từ đó thấy được cậu bé là người học trò rất thông minh có tài ứng đối rất 
linh hoạt đã chỉ ra cái sai của nhà vua và quân lính 
Bƣớc 3 : KỂ CHUYỆN Nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện. 
Quý phụ huynh cho bé quan sát tranh ở trang 51 kết hợp với đọc thầm lại văn bản và hướng dẫn 
bé quan sát từng bức tranh . 
Tranh 1 : Cậu bé bị quân lính bắt trói và đang trên đường giải về gặp vua. 
Tranh 2 : Diễn tiến cuộc đối đáp giữa nhà vua và cậu bé, dưới hồ có đàn cá đang bơi 
Tranh 3 : Vua và đoàn tùy tùng đang trên đường đến Hồ Tây ngắm cảnh. 
Tranh 4 : Cậu bé tự xưng là học trò ở quê ra chơi nên không biết luật lệ. 
Theo nội dung bài đọc, phụ huynh yêu cầu bé tự sắp xếp lại thứ tự các bức tranh sao cho hợp lý. 
Thứ tự tranh theo nội dung truyện là : Tranh 3, tranh 1, tranh 4, tranh 2. 
PHẦN KỂ CHUYỆN 
- Quý phụ huynh yêu cầu bé kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo thứ tự tranh đã sắp xếp. Sau đó 
kể tiếp đến từng đoạn khác của chuyện. Trong khi bé kể , quý phụ huynh cần theo dõi cách kể 
và nhận xét khi bạn kể trôi chảy rành mạch. Ngoài ra quý phụ huynh có thể khen ngợi bé khi bé 
kể theo suy nghĩ và có cách diễn đạt riêng của bé mà không làm thay đổi nội dung ý nghĩa của 
câu chuyện chứ không lệ thuộc hoàn toàn vào văn bản. 
MÔN TẬP ĐỌC 
BÀI : TIẾNG ĐÀN 
Bƣớc 1 : GIÚP HS BƢỚC ĐẦU ĐỌC ĐÚNG CÁC TỪ KHÓ, CÂU KHÓ. NGẮT NGHỈ 
HƠI ĐÚNG Ở CÂU DÀI, HIỂU NGHĨA TỪ MỚI. 
- Phụ huynh đọc mẫu bài văn như văn bản bên trên cho bé nghe trước 1 lần. 
- Phụ huynh yêu cầu bé đọc toàn bộ bài với tốc độ vừa phải, thong thả, chú ý nhấn giọng các từ 
n...ài và trả lời các câu hỏi cuối trang 55 
Câu 1 : Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ? 
Bé sẽ đọc thầm đoạn 1, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi. 
Sau khi gạch xong , bé trả lời. Ví dụ : 
Để chuẩn bị vào phòng thi, Thủy nhận cây đàn, lên dây và kéo thử đàn vài nốt nhạc. 
Câu 2 : Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn ? 
Bé sẽ đọc thầm đoạn 1, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi. 
Sau khi gạch xong , bé trả lời. Ví dụ: 
Những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn là âm thanh trong trẻo, vút bay lên giữa không 
gian yên lặng của gian phòng. 
Phụ huynh có thể giải thích thêm cho bé : Đàn Vi-ô-lông là một loại nhạc cụ ở phương Tây. 
Khi chơi đàn, người ta đặt đàn trên vai trái và dùng Ắc-sê kéo chạm lên dây đàn phát ra những 
âm thanh rất hay. Để chơi được nhạc cụ này người ta phải học nhạc lý thật vững và kĩ thuật kéo 
đàn thật tốt trong nhiều năm. 
Câu 3 : Cử chỉ và nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì ? 
Bé sẽ đọc đoạn , dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi. Sau khi 
gạch xong, bé trả lời trực tiếp cho quý phụ huynh. Ví dụ: 
 Vầng trán của Thủy hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, dôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong 
dài khẽ rung động đã nói lên dược sự tập trung cao độ cho tiết mục biểu diễn từ đó thấy được sự 
đam mê âm nhạc của bạn ấy. 
Câu 4 : Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với 
tiếng đàn ? 
Bé sẽ đọc đoạn 2, dùng thước kẻ và bút chì gạch chân đoạn có phần trả lời cho câu hỏi. Sau khi 
gạch xong, bé trả lời. Ví dụ: 
Những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn là tiếng 
đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang 
rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang 
tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt

File đính kèm:

  • pdfbai_day_tieng_viet_khoi_3_tuan_24.pdf