Bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Trường tiểu học Hồng Đức

1. Chia đoạn: 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu đến ….con cá chim nhỏ bé . 
Đoạn 2: Tiếp theo cho đến ...tinh thần quyết tâm chống giữ . 
Đoạn 3: Một tiếng reo to nổi lên...đến quãng đê sống lại. 
Nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. 
 2. Giọng đọc cả bài:  Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. 
3. Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm, tính kiên trì trong học tập cũng như trong cuộc sống.
pdf 9 trang Mạnh Hưng 18/12/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Trường tiểu học Hồng Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Trường tiểu học Hồng Đức

Bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2019-2020 - Trường tiểu học Hồng Đức
anh niên xung kích, có người ngã, 
có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và 
thân hình họ quấn chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài 
các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước 
chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại. 
 Theo CHU VĂN 
 Chú thích: 
- Mập: cá mập (nói tắt). 
- Cây vẹt: cây sống ở rừng nước mặn, lá dày và nhẵn. 
- Xung kích: đi đầu làm những nhiệm vụ khó khăn, gay go nhất. 
- Chão: dây thừng to, rất bền. 
 Chia đoạn: 3 đoạn: 
 Đoạn 1: Từ đầu đến .con cá chim nhỏ bé . 
Đoạn 2: Tiếp theo cho đến ...tinh thần quyết tâm chống giữ . 
Đoạn 3: Một tiếng reo to nổi lên...đến quãng đê sống lại. 
 Nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người 
trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình 
yên. 
 Giọng đọc cả bài: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm 
một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ 
gợi tả. 
 Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, lòng 
dũng cảm, tính kiên trì trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
 Bảo vệ môi trường: Giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường, 
tích cực trồng cây gây rừng..để chống lũ lụt. 
Học sinh đọc bài “Thắng biển” và trả lời các câu hỏi sau đây bằng 
cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng: 
1. Bài đọc "Thắng biển" miêu tả cảnh gì? 
 Cuộc chiến đấu giữa con người với những bệnh dịch. 
 Cuộc chiến đấu giữa con người với con thú dữ. 
 Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển. 
 Cuộc chiến đấu giữa con người với sóng thần. 
2. Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo 
trình tự nào? 
 Theo trình tự kết quả - diễn biến - nguyên nhân 
 Theo trình tự biển đe dọa, biển tấn công, người thắng biển. 
 Theo trình tự thời gian. 
 Không theo trình tự nào. 
3. Đoạn 2 miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển như thế nào? 
 Một tiếng ào ào dữ dội. 
...lính chết gần chiến 
lũy. 
- Cậu làm trò gì đấy? - Cuốc-phây-rắc hỏi. 
- Em nhặt cho đầy giỏ đây! 
- Cậu không thấy đạn réo à? 
 Ga-vrốt trả lời: 
- Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào? 
 Cuốc-phây-rắc thét lên: 
- Vào ngay! 
- Tí ti thôi! Ga-vrốt nói. 
 Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dười màn 
khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến xa ngoài đường mà không 
ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm 
lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc 
ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ. 
 Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không 
phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em 
nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn. 
 Theo HUY-GÔ 
 Chú thích: 
- Chiến lũy: tuyến phòng thủ được xây dựng kiên cố hoặc dựng tạm bằng 
các vật có tác dụng che đỡ như bao cát, giường, tủ, bàn, ghế,... 
 - Nghĩa quân: quân khởi nghĩa. 
 - Thiên thần: thần ở trên trời, thường được cho là rất đẹp và có nhiều 
phép lạ (theo quan niệm xưa). 
 - Ú tim: trò chơi trốn tìm của trẻ em. 
 Luyện đọc và viết từ khó: 
 Đọc đúng, lưu loát các từ khó: Chiến lũy, màn khói, đọc đúng tên 
riêng người nước ngoài : Ga – Vrốt, Ăng – giôn – ca, Cuốc – phây – rắc) 
 Chia đoạn: 3 đoạn 
+ Đoạn 1: Ăng - giôn - ra nói:  chiến luỹ 
+ Đoạn 2: Cậu làm trò gì  đến Ga - vrốt 
+ Đoạn 3: Ngoài đường ... đến 
 Nội dung bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, gan dạ của chú bé Ga - 
vrốt không sợ nguy hiểm đã ra chiến luỹ nhặt đạn cho nghĩa quân chiến 
đấu. 
 Giọng đọc cả bài: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm toàn bài 
thể hiện giọng đọc phù hợp với từng nhân vật của truyện. 
 Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục cho các em tự nhận thức, xác định 
giá trị của bản thân. Biết đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định trước một vấn 
đề trong cuộc sống của mình. Dũng cảm trước những thử thách, khó khăn. 
Học ...chiến lũy. 
 Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc 
ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ. 
Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán ra khỏi chiến lũy. 
 Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. 
6. Tác giả đã gọi Ga-vrốt bằng cái tên nào? 
 Một thiên thần 
 Một em nhỏ 
 Một chiến sĩ 
 Một con người 
7. Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần? 
 Vì em không ngại khó khăn đi cướp đạn của địch đem về cho nghĩa 
quân. 
 Vì em như thiên thần được trời cử xuống để đem lại vinh quang cho 
nghĩa quân. 
 Vì em đã hi sinh trong khi đang làm nhiệm vụ, bóng hình em đẹp tựa 
thiên thần. 
 Vì em không ngại hiểm nguy trút những bao đạn đem về cho nghĩa quân. 
8. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tính cách của Ga-vrốt? 
 Nhanh nhẹn, dũng cảm, không ngại hiểm nguy. 
 Nhanh nhẹn, xinh xắn, đáng yêu như thiên thần. 
 Láu cá, khôn lỏi và sợ hãi trước quân địch. 
 Nhút nhát, rụt rè, chậm chạp và lười biếng. 
9. Chi tiết "Nghĩa quân mắt không rời cậu bé" cho thấy điều gì? 
 Mọi người đều coi thường cậu bé 
 Mọi người đều biết ơn cậu bé 
 Mọi người đều lo lắng và thán phục cậu bé 
 Mọi người đều sợ cậu bé 
10. Nội dung của bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy là gì? 
 Phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa. 
 Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. 
 Ca ngợi lòng trung thành của chú bé Ga-vrốt. 
 Nói lên sự ác liệt của cuộc chiến tranh. 
DẶN DÒ 
1. Đọc nhiều lần 2 bài Tập đọc 
2. Làm các bài tập trên giấy và gửi lại cho GVCN lớp chấm hoặc làm trên 
Google Forms. 
1. Đọc trước bài Tập đọc trang 85 và đọc thêm sách báo. 
2. Giữ vệ sinh cá nhân và nơi ở, rửa tay thường xuyên em nhé! 

File đính kèm:

  • pdfbai_day_tap_doc_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu.pdf