Bài dạy môn Tập đọc Lớp 4 - Tuần 21 - Bùi Ngọc Kha Linh

I/ Học sinh đọc (Đọc trôi chảy, lưu loát kết hợp đọc diễn cảm với giọng tự hào, ca ngợi) bài đọc. Tìm từ khó, giải nghĩa từ. (Sử dụng phần chú giải, Từ điển Tiếng Việt)

II/ Trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa(SGK) trang 23.

1/ Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" là gì? (Gợi ý: Em tự suy nghĩ theo cách mình hiểu)

2/ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? (Gợi ý: Đọc đoạn 2)

3/ Nêu những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? ? (Gợi ý: Đọc đoạn 2,3)

4/ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? (Gợi ý: Đọc đoạn 4)

5/Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? (Gợi ý: Em tự suy nghĩ theo cách mình hiểu)

III/ Bài tập tổng hợp: 

docx 13 trang Mạnh Hưng 20/12/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy môn Tập đọc Lớp 4 - Tuần 21 - Bùi Ngọc Kha Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy môn Tập đọc Lớp 4 - Tuần 21 - Bùi Ngọc Kha Linh

Bài dạy môn Tập đọc Lớp 4 - Tuần 21 - Bùi Ngọc Kha Linh
c nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
  	 Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chú thích:
- Anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động.
- Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái.
- Cương vị: vị trí công tác, chức vụ.
- Cục Quân giới: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội.
- Cống hiến: đóng góp có giá trị.
- Sự nghiệp: công việc lớn, có ích lợi chung.
- Quốc phòng: bảo vệ đất nước.
- Huân chương: vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần thưởng lớn được nhà nước trao tặng cho người có công.
NỘI DUNG HỌC TẬP:
I/ Học sinh đọc (Đọc trôi chảy, lưu loát kết hợp đọc diễn cảm với giọng tự hào, ca ngợi) bài đọc. Tìm từ khó, giải nghĩa từ. (Sử dụng phần chú giải, Từ điển Tiếng Việt)
II/ Trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa(SGK) trang 23.
1/ Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" là gì? (Gợi ý: Em tự suy nghĩ theo cách mình hiểu)
2/ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? (Gợi ý: Đọc đoạn 2)
3/ Nêu những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? ? (Gợi ý: Đọc đoạn 2,3)
4/ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? (Gợi ý: Đọc đoạn 4)
5/Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? (Gợi ý: Em tự suy nghĩ theo cách mình hiểu)
III/ Bài tập tổng hợp: 
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D trước ý trả lời đúng nhất
1.Bài đọc tôn vinh Trần Đại Nghĩa với danh hiệu gì?
A. Anh hùng Lao động
B. Anh hùng Cứu quốc
C. Anh hùng Vũ trang
D. Anh hùng Giải phóng dân tộc
2. Trần Đại Nghĩa sinh ra ở đâu?
A. Vĩnh Long
... Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
V/ ĐÁP ÁN:
Trả lời câu hỏi:
1/ Em hiểu "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" là gì?
Trả lời:
Đất nước đang bị giặc xâm lăng nên rất cần người tài giỏi để giúp nước, đánh đuổi ngoại xâm. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là lòng yêu nước, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2/ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
Trả lời:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, ông Trần Đại Nghĩa với cương vị là Cục trưởng Cục Quân giới, đã cùng anh em nghiên cứu chế ra nhiều loại vũ khí lợi hại như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe táng và lô cốt giặc,... Nhờ đó, bộ đội ta có thể tấn công quân giặc và thu nhiều thắng lợi.
3/ Nêu những đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
Trả lời:
Trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, với cương vị Chủ nhiệm ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước ông đã có nhiều đóng góp xây dựng nền khoa học kĩ thuật non trẻ của nước nhà.
4/ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Để ghi nhớ công lao và thành tích lớn của ông, nãm 1948, Chính phủ đã phong ông hàm Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng lao động. Ông được tặng nhiều huân chương cao quý và giải thưởng Hồ Chí Minh.
5/Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?
Trả lời:
Theo em, ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn lao như vậy là vì:
-   Khi còn trẻ tuổi ông đã có ý chí học tập tốt, quyết vươn lên đạt tới những đỉnh cao về kiến thức.
-   Ông là người giàu lòng yêu nước nên sẵn sàng từ bỏ cuộc sống đầy đủ ở nước ngoài để trở về phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân.
Đáp án trắc nghiệm:
1.Bài đọc tôn vinh Trần Đại Nghĩa với danh hiệu gì?
A. Anh hùng Lao động
2. Trần Đại Nghĩa sinh ra ở đâu?
A. Vĩnh Long
3. Em hiểu "nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" nghĩa là gì?
...g thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa: tên các loại gỗ quý.
NỘI DUNG HỌC TẬP:
I/ Học sinh đọc (Đọc trôi chảy, lưu loát kết hợp đọc diễn cảm với nhẹ nhàng, tình cảm) bài đọc. Tìm từ khó, giải nghĩa từ. (Sử dụng phần chú giải, Từ điển Tiếng Việt)
II/ Trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa (SGK) trang 27.
1/Sông La đẹp như thế nào? (Gợi ý: Đọc đoạn 1 và 2)
2/ Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay? (Gợi ý: Đọc đoạn 2)
3/ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? (Gợi ý: Theo con những chiếc bè chở gỗ xuôi sông La này được dùng để làm gì?)
4/ Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì? (Gợi ý: Suy nghĩ trả lời theo cách mình hiểu)
III/ Bài tập tổng hợp:
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D trước ý trả lời đúng nhất
1. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của con sông nào?
A. Sông Cầu
B. Sông Hậu
C. Sông La
D. Sông Lô
2. Tác giả miêu tả con sông La như thế nào?
A. Hiền hòa, đỏ nặng phù sa.
B. Giận dữ và đục ngầu.
C. Đẹp và thơ mộng.
D. Lộng lẫy và kiêu sa.
3. Chiếc bè gỗ xuôi sông La được ví với cái gì?
A. Bầy trâu
B. Đôi hàng mi
C. Đàn chim
D. Cái lược
4. Cách so sánh bè gỗ như bầy trâu có gì hay?
A. Khiến hình ảnh thơ trở nên thô và sai lệch.
B. Khiến hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa sinh động.
C. Khiến hình ảnh thơ vừa trìu tượng vừa rườm rà.
D. Khiến gợi hình ảnh con trâu xấu xí
5. Câu thơ "Trong đạn bom đổ nát / Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì?
A.  Trải qua chiến tranh, đau thương, đổ nát, chỉ còn lại vài mảnh ngói, nếp nhà.
B.  Trải qua chiến tranh, con người vẫn đứng dậy xây dựng quê hương giàu đẹp.
C. Trải qua chiến tranh, đau thương, đổ nát, vẫn tìm thấy ánh sáng của sự sống.
D. Tất cả các ý trên
6.
"Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng
Đồng vàng hoa lúa trổ
Khói nở xòa như bông."
Đoạn thơ trên nói lên điều gì về con người để dựng xây đất nước sau chiến tranh?
A. Con người vui vẻ, hòa đồng 

File đính kèm:

  • docxbai_day_mon_tap_doc_lop_4_tuan_21_bui_ngoc_kha_linh.docx