Bài dạy Khoa học + Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 26

    I/ Nhị và nhụy. Hoa đực và hoa cái:

  • Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa .
  • Bông hoa gồm có các bộ phận: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
  • Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.
  • Cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy.

II/ Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhụy (hoa cái).

  • Một số cây có nhị (hoa đực) riêng, nhụy (hoa cái) riêng như: mướp, bầu, bí…
  • Đa số cây có hoa, trên cùng một bông hoa có cả nhị và nhụy ( còn gọi là hoa lưỡng tính ) như: phượng, dong riềng, râm bụt, sen, đào…

 III/ Cấu tạo của nhị và nhụy:

  1. Nhị (hoa đực):
  • Gồm có bao phấn (chứa các hạt phấn).
  • Có chỉ nhị.
  1. Nhụy (hoa cái):
  • Có đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy và noãn
docx 11 trang Mạnh Hưng 18/12/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Khoa học + Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dạy Khoa học + Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 26

Bài dạy Khoa học + Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 26
t có hoa là gì ? Nêu đặc điểm của nó.
Câu 2: Đánh chéo vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp:
Hoa
Hoa có cả nhị và nhụy
Hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
Sen
Mướp
Phượng
Bí
 Câu 3: Nêu tên cấu tạo của nhị và nhụy ?
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TUẦN 26
KHỐI 5
BÀI: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
A/ Lý thuyết
 I/ Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả:
 II/ Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng:
Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hoặc có hương thơm hấp dẫn côn trùng.
Tên các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng như: dong riềng, râm bụt, mướp, phượng, hoa cau, hoa hồng
Hoa thụ phấn nhờ gió:
Các loài hoa thụ phấn nhờ gió không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
Tên các loài hoa thụ phấn nhờ gió như: bông lau, lúa, ngô, cỏ
B/ Thực hành
Câu 1: * Hiện tượng đầu nhụy nhận những hạt phấn của nhị gọi là gì ?
 * Hợp tử phát triển thành gì ?
Câu 2: Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng ? Nêu 3 ví dụ.
Câu 3: Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió ? Nêu 3 ví dụ.
Câu 4: Ghép các tấm phiếu có nội dung dưới đây vào hình cho phù hợp:
ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC TUẦN 26
KHỐI 5
BÀI: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
Câu 1: 
Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.
Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.
Cơ quan sinh dục cái gọi nhụy.
Câu 2:
Hoa
Hoa có cả nhị và nhụy
Hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
Sen
x
Mướp
x
Phượng
x
Bí
x
Câu 3: 
Nhị gồm có bao phấn (chứa các hạt phấn) và có chỉ nhị.
Nhụy có đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy và noãn.
ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC TUẦN 26
KHỐI 5
BÀI: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
Câu 1:
Hiện tượng đầu nhụy nhận những hạt phấn của nhị gọi là sự thụ phấn.
Hợp tử phát triển thành phôi.
Câu 2: 
Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hoặc có hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ví dụ: dong riềng, mướp, phượng.
Câu 3:
Các loài hoa thụ phấn nhờ gió không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc...t Nam
Buộc chính phủ ta phải chấp nhận ký Hiệp định Pa-ri có lợi cho chúng.
Diễn biến:
Kéo dài trong 12 ngày đêm. Bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18-12-1972 và kết thúc vào ngày 30-12-1972.
Máy bay Mĩ đã đánh phá Hà Nội và các vùng phụ cận, chúng ném bom cả vào bệnh viện, trường học, khu phố, bến xelàm hàng nghìn người dân chết và bị thương
Kết quả:
Quân dân ta đã bắn rơi 81 máy bay hiện đại của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội, bắt sống nhiều phi công Mĩ.
Cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ bị đập tan.
II/ Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta.
Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán kí Hiệp định Pa-ri giống như Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ sau trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ.
B/ Thực hành
Câu 1: Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào ? Kéo dài trong bao lâu ?
Câu 2: Tại sao Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội ?
Câu 3: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không ?
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ TUẦN 26
KHỐI 5
BÀI: CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
 Câu 1: Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18-12-1972 và kết thúc vào ngày 30-12-1972.
 - Kéo dài trong 12 ngày đêm.
 Câu 2: Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội vì chúng muốn buộc chính phủ ta phải chấp nhận ký Hiệp định Pa-ri có lợi cho chúng.
 Câu 3: Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không :
Chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta.
Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán kí Hiệp định Pa-ri giống như Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ sau trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Đây là thất bại nặng

File đính kèm:

  • docxbai_day_khoa_hoc_lich_su_dia_li_lop_5_tuan_26.docx