6 Đề ôn tập Tháng 4 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020

doc 16 trang Lục Kiêu 17/04/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "6 Đề ôn tập Tháng 4 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: 6 Đề ôn tập Tháng 4 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020

6 Đề ôn tập Tháng 4 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020
 ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT THÁNG 4- SỐ 1 Ngày 1/4/2020
 I. Em hãy đọc câu chuyện sau: 
 Bấy giờ ở vùng Hoa Lư (thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngày nay) có Đinh 
 Bộ Lĩnh, một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn.
 Khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh thường chơi với trẻ chăn trâu. Ông hay bắt bọn trẻ 
 khoanh tay làm kiệu và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau.
Lớn lên gặp buổi “loạn 12 sứ quân”. Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng ở vùng Hoa 
Lư, liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác. Được nhân 
dân ủng hộ nên ông đánh đâu thắng đó. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được 
giang sơn, lên ngôi Hoàng đế ( Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư (huyện Hoa Lư, 
Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), niên hiệu là Thái Bình.
 Đất nước thái bình đúng như mong muốn của nhân dân. Dân lưu tán trở về quê 
cũ. Đồng ruộng trở lại xanh tươi, người người xuôi ngược buôn bán.
 (Theo Sách Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lý lớp 4)
 II. Dựa vào câu chuyện trên em hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời 
 đúng:
 Câu 1 (M1): Khi còn nhỏ Đinh Bộ Lĩnh thích chơi trò chơi gì?
 A. Rước kiệu B. Chăn trâu C. Đánh trận giả 
 Câu 2 (M2): Đinh Bộ Lĩnh là người xuất thân từ:
 A. Con quan B. Con Vua C. Con dân
 Câu 3 (M2): Từ cùng nghĩa với “ trẻ chăn trâu” là:
 A. Mục đồng B. Trẻ con C. Con nhà nghèo
 Câu 4 (M1): Khi đất nước thái bình nhân dân đã làm gì?
 A. Trở về quê cũ B. Bỏ đi nơi khác C. Đi buôn bán
 Câu 5 (M2): Câu văn “ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được giang sơn, lên 
 ngôi Hoàng đế” thuộc kiểu câu kể:
 A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ? Câu 6 ( M1) : “ Đại Cồ Việt” trong bài có nghĩa là:
 A. Nước Việt lớn. B. Thái bình. C. Giang sơn.
 Câu 7 (M2): Đâu là bộ phận chủ ngữ của câu: “ Khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh thường 
 chơi với trẻ chăn trâu.”
 A. Khi còn nhỏ B. Đinh Bộ Lĩnh thường C. Đinh Bộ Lĩnh
 Câu 8 (M1): Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn lên ngôi Hoàng đế vào năm:
 A. 958 B. 968 C. 986
Câu 9 (M1). Đinh Bộ Lĩnh chọn địa danh nào làm kinh đô ?
 A.Hoa Lư B.Cổ Loa C. Phong Châu
Câu 10 (M3): Theo em quê hương của Đinh Bộ Lĩnh thuộc vùng đồng bằng nào?
 A. Đồng bằng Nam Bộ B. Đồng bằng duyên hải miền Trung
 C. Đồng bằng Bắc Bộ
III. Hoàn thành các bài tập sau:
Câu 11 ( M2): Tìm 02 từ cùng nghĩa vớitừ dũng cảm và 02 từ trái nghĩa với từ 
dũngcảm
- 02 từ cùng nghĩa: 
-02 từ trái nghĩa: 
Câu 12( M1):Gạch chân dưới từ láy có trong đoạn thơ sau:
 Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
 Trên cả mây trời trên núi xanh
 Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
 Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
 (Trên hồ Ba Bể - Hoàng Trung Thông)
Câu 13 ( M3): Viết một câu khiến kêu gọi mọi người hãy hành động để giảm thiểu 
việc nóng lên của trái đất.
Câu 18 :Chính tả: Viết bài “ Kim tự tháp Ai Cập”sách HDH tiếng Việt 4 trang 7.
Câu 19: Tập làm văn: Em hãy tả lại một cây ăn quả trong vườn nhà em. PHIẾU ÔN TẬP TIẾNG VIỆT THÁNG 4- SỐ 2 Ngày 2/4/2020
Đọc hiểu bài : Chuyện về loài voi
 Tổ tiên của tôi là Voi Ma Mút sống cách đây rất lâu, giờ không còn nữa. Bây 
giờ tôi là loài động vật khổng lồ sống trên cạn. Chiếc vòi dài trông rất ngộ nghĩnh 
của tôi là mũi và môi trên biến đổi thành. Còn đôi ngà tuyệt đẹp là hai răng cửa 
hàm trên phát triển thành.
 Chiếc vòi dài của tôi không phải vô tích sự đâu nhé, nó làm được rất nhiều 
việc đấy! Với bốn chân to như cột đình, loài Voi chúng tôi đi rất khỏe. Chúng tôi 
có thể mang gỗ đi xuyên rừng, giúp ích cho con người. Thức ăn của chúng tôi là 
các loại lá cây. Chúng tôi thích sống thành đàn với sự chỉ huy của một bác Voi đầu 
đàn. Voi mẹ mỗi lần chỉ đẻ một con. Con voi mới đẻ được mẹ cho bú sữa, đi theo 
đàn kiếm ăn và được cả đàn yêu quý, chăm sóc.
 Loài voi chúng tôi là loài động vật thông minh và hiền lành nên rất dễ huấn 
luyện. Nếu có dịp đi xem xiếc thú, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những tài nghệ 
của loài Voi chúng tôi.
 Theo Trần Thị Ngọc Trâm 
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời theo yêu cầu của 
câu hỏi.
1, Những dòng nào nêu đúng đặc điểm của loài voi ?
 A. Có chiếc vòi dài ngộ nghĩnh do mũi và môi trên biến đổi thành.
 B. Có đôi tai to và đặc biệt thính.
 C. Có đôi ngà tuyệt đẹp do hai răng cửa hàm trên phát triển thành.
2, Voi làm gì giúp ích cho người ?
 A. Chuyên mang gỗ đi xuyên qua rừng.
 B. Cày những thửa ruộng lớn.
 C. Chở người qua sông khi không có đò. 3, Vì sao loài voi dễ huấn luyện ?
 A. Vì chúng thông minh và hiền lành.
 B. Vì chúng rất gần gũi với con người.
 C. Vì chúng có thể làm được nhiều việc có ích.
4, Tổ tiên của loài voi là ?
 A. Voi rừng. B. Voi Bản Đôn C. Voi Ma Mút.
5, Vị ngữ trong câu :« Nếu có dịp xem xiếc thú, bạn sẽ được tận mắt chứng 
kiến những tài nghệ của loài voi chúng tôi » Là :
 A. Những tài nghệ của loài voi chúng tôi.
 B. Tận mắt chứng kiến những tài nghệ của loài voi chúng tôi.
 C. Sẽ được tận mắt chứng kiến những tài nghệ của loài voi chúng tôi.
6, Trạng ngữ trong câu : « Với bốn chân to như cột đình, loài voi chúng tôi đi 
rất khỏe. »Trả lời cho câu hỏi nào ?
 A. Khi nào ? B. Với cái gì ? C. Vì sao ?
7, Em hãy viết một câu cảm thể hiện cảm xúc của em về loài voi ?
 .
8, Hãy viết hai câu văn miêu tả con voi mà em có dịp quan sát ?
 .
9,Câu văn : « Nếu có dịp đi xem xiếc thú, bạn sẽ được chứng kiến tài nghệ của 
loài voi chúng tôi. » thuộc kiểu câu kể nào ?
10, Chính tả : Viết bài : « Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp » Sách HDH tiếng Việt 4 
tập 2, trang 18
11, Tập làm văn : Em hãy tả lại chiếc bàn học ở nhà của em. PHIẾU ÔN TẬP TIẾNG VIỆT THÁNG 4- Số 3 Ngày 3/4/2020
 Đọc hiểu bài: Con cá thông minh
 Cá quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày, cá mẹ 
dẫn đàn con đi quanh hồ để kiếm ăn.
 Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm.Cá mẹ dẫn đàn con đi lục 
tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không đủ thức ăn. Đàn cá con bị đói rộc đi và 
kêu khóc ầm ĩ. Cá quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà
Đau đớn vì bất lực.
 Một hôm, cá mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.Nó nhảy 
phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá 
chết, tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt 
định nhảy xuống nước.Song nghĩ đến đàn con đói, nó lại rang chịu đựng . Lát sau, 
hang trăm con kiến đã leo hết lên mình cá mẹ. Cá liền cong người nhảy tùm xuống 
hồ, chỗ đàn con đang đợi. Đàn kiến nổi lềnh bềnh, những chú cá con vội đớp lấy 
và ăn một cách ngon lành . Cá mẹ mình mẩy bị kiến cắn đau nhưng vô cùng sung 
sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.
 Bùi Văn Thái
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây :
Câu 1: Những chi tiết,hình ảnh nào cho thấy mẹ con nhà cá bị đói?( Mức1) 
 A. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ.
 B. Đàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ.
 C. Cá mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn.
 D. Tất cả các chi tiết trên.
Câu 2: Cá mẹ nhảy lên bờ giả chết để làm gì?( Mức 1)
 A. Lừa đàn kiến đến cho ăn no nê.
 B. Lừa đàn kiến, bắt chúng đem về cho các con ăn.
 C. Không còn nghe tiếng kêu khóc của đàn con.
Câu 3: Cá quả mẹ bị đàn kiến cắn đau mà vẫn phải chịu đựng vì sao?( Mức 1)
 A.Nó nghĩ đến đàn con đang đói.
 B. Nó quá tham ăn, muốn bắt thật nhiều kiến. C. Đàn kiến quá đông nó không chống lại nổi. 
 Câu 4: Câu chuyện nói về điều gì?( Mức 2)
 A. Nói về đàn cá con.
 B. Nói về cá mẹ.
 C. Nói về trí thông Minh, lòng dũng cảm và tình mẫu tử của cá mẹ.
Câu 5: Xác định các danh từ , động từ, tính từ trong câu sau: ( Mức 3)
 Đàn kiến nổi lềnh bềnh , những chú cá con vội đớp lấy và ăn một cách ngon lành. 
Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên chúng ta không nên nản lòng trước 
khó khăn?( Mức 3)
 A. Sông có khúc, người có lúc.
 B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
 C. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
 Câu 7: Trong câu “Lát sau,hàng trăm con kiến đã leo hết lên mình cá mẹ.”
Bộ phận nào là chủ ngữ? ( Mức 2 )
 A: Lát sau.
 B: Hàng trăm con kiến.
 C: Lát sau, hàng trăm con kiến.
Câu 8: Thành ngữ nào sau đây viết đúng chính tả?( Mức 3 )
 A.Nói ngọt nọt đến sương
 B. Lói ngọt nọt đến xương.
 C. Nói ngọt lọt đến xương.
Câu 9: Trong câu“ Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa?( Mức 3)
 A.Chỉ có chiếc lá được nhân hóa.
 B. Chỉ có chim sâu được nhân hóa.
 C. Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa.
Câu 10: Trong câu: “ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.” Tác giả sử dụng 
giác quan nào khi miêu tả? ( Mức 2 )
 A.Thị giác B. Thính giác C. Khứu giác
Câu 11 : Em hãy viết một câu văn miêu tả có sử dụng từ láy, gạch chân từ láy 
đó: ( Mức 4 )
Câu 12: Đặt một câu hỏi với mục đích khen ngợi.( Mức 4)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 13: Chính tả: Viết bài: “ Cây mai tứ quý” sách HDH tiếng Việt 4 tập 2, trang 
33.
Câu 15: Tập làm văn: Viết một đoạn văn từ 5- 7 câu tả một bộ phận của cây bàng 
trồng trên sân trường em. PHIẾU ÔN TẬP TIẾNG VIỆT THÁNG 4- SỐ 4 Ngày 4/4/2020
 Thái sư Trần Thủ Độ
 Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của nhà vua và 
đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho mình vượt qua phép nước. 
 Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức 
câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
 - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu 
đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
 Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
 Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người 
quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
 - Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
 Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe 
anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
 - Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa !
 Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
 Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu 
vua, ứa nước mắt tâu: 
 - Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần 
lấy làm lo lắm.
 Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
 - Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
 Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
 - Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói 
thật 
 Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN TOÀN THƯ
Câu 1. Trần Thủ Độ đã làm gì với người muốn xin làm chức câu đương ?
 A. Ông đồng ý cho anh ta chức câu đương. B. Ông đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của anh ta.
 C. Ông phạt đến khi anh ta kêu can mãi mới thôi.
Câu 2. Trần Thủ Độ đã xứ lí thế nào với người quân hiệu khi ông ta ngăn Linh Từ 
Quốc Mẫu ngồi kiệu qua chỗ thềm cấm ?
 A. Hỏi người quân hiệu cho rõ chuyện, rồi thưởng cho vàng lụa.
 B. Trách phạt ngay người quân hiệu.
 C. Gọi người quân hiệu đến để hỏi rõ chuyện.
Câu 3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng ông chuyên quyền, Trần Thủ Độ đã 
xử sự với viên quan như thế nào ?
 A. Thừa nhận điều viên quan đã nói về mình .
 B. Đề nghị vua ban thưởng cho viên quan đã nói sự thật về ông để khuyến khích 
người nói thật .
 C. Tất cả các ý trên.
Câu 4. Vị ngữ của câu “Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn ” ?
 A. Là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
 B. Bị kẻ dưới khinh nhờn.
 C. Mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Câu 5. Câu chuyện cho em biết Trần Thủ Độ là người như thế nào ?
 A. Cư xử nghiêm minh với những kẻ định mua quan bán tước.
 B. Không vì tình riêng mà xử sự trái với phép nước, nghiêm khắc với bản thân và 
với người khác trong công việc.
 C. Tất cả các ý trên.
Câu 6. Từ nào trong các từ sau cùng nghĩa với đất nước ?
 A. Xã tắc
 B. Xã luận 
 C. Xã hội
 Câu 7. Từ “ngọn ngành” trong câu “Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành” 
thuộc từ loại gì ?
 A. Danh từ
 B. Tính từ 
 C. Động từ
 Câu 8. Trường hợp nào viết tên riêng nước ngoài đúng theo quy tắc trong sách 
giáo khoa em đã học.
 A. New – tơn B. Êđisơn C. Hà lan
 Câu 9. Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và 
tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,...” là: ................................................................................................................................
 Câu 11. Tìm 1 từ láy nói về tính nết của một bạn trong lớp và đặt câu với từ vừa 
tìm được ?
 .
Câu 12. Chuyển câu kể:“Em cố gắng chăm chỉ học tập” thành câu khiến. 
 ..
Câu 13. Chính tả: Viết bài : “Cây gạo” sách HDH tiếng Việt 4 tập 2, trang 34.
Câu 15: Tập làm văn: Em hãy tả lại cây chuối sai quả trong bụi chuối ở vườn nhà 
em.
 PHIẾU ÔN TẬP TIẾNG VIỆT THÁNG 4- SỐ 5 Ngày 6/4/2020
I. Đọc thầm đoạn văn sau:
 Tháng 10 – 1427, Liễu Thăng hùng hổ dẫn một đạo quân ào ạt tiến vào biên 
giới nước ta. Mờ sáng, chúng đến cửa ải Chi Lăng, một vùng núi đá hiểm trở, có 
đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm. Kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ 
thua chạy để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng 
ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy theo sau. Khi 
ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy, thì đột nhiên một loạt pháo hiệu 
nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên sườn núi, những tên và những mũi lao 
vun vút phóng xuống.
 Lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. 
Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi 
và lòng khe, nhất tề xông lên tấn công. Quân địch hoảng loạn, lại nghe tin Liễu 
Thăng tử trận, càng khiếp sợ.
 Hàng vạn quân giặc bị giết, số còn lại rút chạy. Mưu đồ cứu viện cho Đông 
Quan bị tan vỡ. Quân Minh ở Đông Quan phải xin hàng và rút về nước. Năm 1428, 
Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, thành lập nhà Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, khôi 
phục lại tên nước Đại Việt.
 (Theo Sách Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lý lớp 4)
II. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm các bài tập theo yêu cầu:
Câu 1: M1(0,5đ) Liễu Thăng dẫn một đạo quân ào ạt tiến vào biên giới nước 
ta vào thời gian nào?
 A. Tháng 10 -1427 B. Tháng 9 -1427 C. Tháng 10 -1428
Câu 2: M1(0,5đ) Cửa ải Chi Lăng là một vùng:
 A. Núi đá hiểm trở, có đường rộng, khe sâu, rừng cây um tùm. 
 B. Núi đá hiểm trở, có đường hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm.
 C. Núi đá hiểm trở, có đường hẹp, khe sâu, rừng cây thưa thớt.
Câu 3: M1(0,5đ) Kị binh của ta đã làm gì để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh 
vào ải? 

File đính kèm:

  • doc6_de_on_tap_thang_4_mon_tieng_viet_lop_1_nam_hoc_2019_2020.doc